Vị trí của tư vấn giám sát trong hệ thống quản lý chất lượng thi công công trình xây lắp. Trong đó, tư vấn giám sát giữ vị trí đầu mối, người làm nhiệm vụ phối hợp với các bên : Ban quản lý dự án - Nhà thầu xây lắp - Tư vấn thiết kế.
ảnh minh họa
Nội dung việc giám sát bao gồm:
- Kiểm tra phòng TN và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng… trước khi đưa chúng vào sử dụng thi công mà nhà thầu thực hiện.
- Giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp theo yêu cầu của thiết kế.
- Kiểm tra các chứng chỉ kỹ thuật xác nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả TN và KĐ của các phòng TN hợp chuẩn đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng … trước khi sử dụng lắp đặt vào công trình.
- Khi có nghi ngờ về các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng …, thì thực hiện kiểm tra trực tiếp đối với vật tư, vật liệu, cấu kiện và sản phẩm đó.
- Tổ chức KĐ lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm trên vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng… theo những quy định của thiết kế và tiêu chuẩn tương ứng.
- Kiểm tra và xác nhận hồ sơ bản vẽ hoàn công.
- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo từng giai đoạn thi công với đầy đủ hồ sơ kỹ thuật xác định chất lượng phù hợp.
Theo những nội dung nêu trên, khi giám sát chất lượng vật liệu và cấu kiện thì tư vấn giám sát phải tập trung chủ yếu vào việc kiểm tra quá trình thực hiện của nhà thầu có theo đúng quy trình không, có thực hiện đầy đủ và kịp thời không. Đặc biệt là tất cả các kết quả TN, kết quả KĐ mà nhà thầu thực hiện, tư vấn giám sát phải kiểm tra kỹ càng, xem chúng có thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu quy định của thiết kế hay không trước khi đem sử dụng. Chỉ khi phát hiện có sự nghi ngờ, giám sát có thể yêu cầu nhà thầu thực hiện TN và KĐ lại hoặc có mặt để giám sát cụ thể một số nội dung TN và KĐ khi xét thấy cần thiết, tại phòng TN hoặc trên hiện trường
daotaocanbo.com